Người dân mong muốn được bảo vệ, mong muốn “xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng” để đất nước giàu mạnh, để đảm bảo sự công bằng, để kẻ xấu bị trừng trị là đủ mà thậm chí không cần khen hay thưởng. Khi người ngay sợ kẻ gian là một xã hội bất thường!
Trong văn bản vừa gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND đề nghị tiến hành đánh giá, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo vừa qua, Thanh tra Chính phủ đặt câu hỏi: “Có cần phải xây dựng quy định riêng về bảo vệ người tố cáo tham nhũng hay áp dụng chung các quy định hiện hành về bảo vệ người tố cáo?”.
Đây là đề xuất bắt nguồn từ một thực tế, đó là người tố cáo tham nhũng chưa được bảo vệ, thậm chí bị đe dọa trả thù và số lượng đơn thư tố cáo tham nhũng đang suy giảm.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải thống kê thông tin về số vụ việc người tố cáo bị trả thù, đe dọa trả thù; số người tố cáo đã bị trả thù; số người bị xử lý bằng các biện pháp hành chính do trả thù, đe dọa trả thù người tố cáo; số người bị xử lý hình sự do trả thù, đe dọa trả thù người tố cáo…
Trước đó ngày 12/12/2014, tại buổi tọa đàm nhân Ngày Quốc tế phòng, chống tham nhũng do Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) và Thanh tra Chính phủ phối hợp tổ chức, đại diện TI đã công bố một nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 1/3 người dân sẵn sàng tố cáo tham nhũng.
Theo đại diện TI, đây là tỷ lệ khá thấp so với các nước trong khu vực mà một trong những nguyên nhân do các quy định về việc bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam còn chung chung, khó thực hiện. Trong khi đó, người dân còn e ngại hoặc sợ bị trả thù.
Đây là đề xuất bắt nguồn từ một thực tế, đó là người tố cáo tham nhũng chưa được bảo vệ, thậm chí bị đe dọa trả thù và số lượng đơn thư tố cáo tham nhũng đang suy giảm.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải thống kê thông tin về số vụ việc người tố cáo bị trả thù, đe dọa trả thù; số người tố cáo đã bị trả thù; số người bị xử lý bằng các biện pháp hành chính do trả thù, đe dọa trả thù người tố cáo; số người bị xử lý hình sự do trả thù, đe dọa trả thù người tố cáo…
Trước đó ngày 12/12/2014, tại buổi tọa đàm nhân Ngày Quốc tế phòng, chống tham nhũng do Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) và Thanh tra Chính phủ phối hợp tổ chức, đại diện TI đã công bố một nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 1/3 người dân sẵn sàng tố cáo tham nhũng.
Theo đại diện TI, đây là tỷ lệ khá thấp so với các nước trong khu vực mà một trong những nguyên nhân do các quy định về việc bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam còn chung chung, khó thực hiện. Trong khi đó, người dân còn e ngại hoặc sợ bị trả thù.
Cách đây 2 năm (9/2013), tại phiên thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng của UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phải thốt lên đầy chua chát: “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì…”.
Người dân chán là có lý khi những đơn thư tố cáo gửi đi luôn rơi vào sự biệt vô tăm tích, không nhận được dù chỉ là dòng hồi âm tối thiểu.
Người dân chán khi những vụ án trật tự xã hội càng điều tra thì đối tượng liên quan càng nhiều, sự việc càng to ra trong khi đó với vụ án tham nhũng thì ngược lại, càng làm thì càng thu hẹp, vụ việc càng “teo” lại như lời phát biểu của một đại biểu Quốc hội.
Thế nhưng người dân còn lo sợ khi có những lá đơn gửi đi tố cáo lại quay về với chính người bị tố cáo để rồi người tố cáo nơm nớp sống trong tâm trạng sợ bị trả thù của người có quyền, có chức.
Người dân thì vốn thân cô, thế cô thường ở thế yếu trừ sức mạnh của sự thật.
Còn những kẻ tham nhũng thì luôn mưu mô, xảo trá và có nhiều mối quan hệ quyền lực.
Đã không ít vụ việc người tố cáo tiêu cực bị thua thiệt, bị trả thù và nếu có được khen thưởng thì cũng đầy “chiếu lệ” như đối với vụ việc sai phạm ở bệnh viện Hoài Đức trước đây.
Đã không ít vụ việc người tố cáo tiêu cực bị thua thiệt, bị trả thù và nếu có được khen thưởng thì cũng đầy “chiếu lệ” như đối với vụ việc sai phạm ở bệnh viện Hoài Đức trước đây.
Thật chua chát khi với thành tích phát hiện “rúng động cả nước”, chị Hoàng Thị Nguyệt đã được thưởng… 320 ngàn đồng trong buổi lễ “sơ sài, đạm bạc”, buồn tẻ, hình thức kéo dài 30 phút khiến dư luận cho là "xúc phạm người tố cáo tiêu cực".
Trở lại nội dung trên, để người dân thực sự chủ động hơn, tham gia tích cực vào nỗ lực phòng, chống tham nhũng của cả hệ thống chính trị, thời gian tới Thanh tra Chính phủ sẽ có các giải pháp để tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo, khen thưởng xứng đáng người có thành tích trong việc tố cáo tham nhũng đồng thời xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.
Vâng, thưa Tổng Thanh tra Chính phủ, người dân mong muốn được bảo vệ, mong muốn “xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng” để đất nước giàu mạnh, để đảm bảo sự công bằng, để kẻ xấu bị trừng trị là đủ mà thậm chí không cần khen hay thưởng.
Còn ngược lại, khi việc tố cáo các hành vi tham nhũng không được xem xét, lại đùn đẩy kính chuyển và không được xử lý nghiêm thì dù có thưởng cao đến bao nhiêu và cam kết bảo vệ như thế nào cũng khó được người dân ủng hộ.
Xin đừng để “người ta chán rồi” như phát biểu của Chủ tịch Quốc hội bởi theo lời của nhà bác học Lê Quý Đôn từng cảnh báo về nguy cơ mất nước. Đó là: “Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt”.
Một xã hội mà người ngay sợ kẻ gian là một xã hội bất thường!
Theo DÂN TRÍ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét