“Blog” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó.
Blog là gì?
Blog đơn giản là 1 dạng website, giống như diễn đàn hay trang mạng xã hội. Nó chỉ phân biệt với các loại website khác dựa trên khía cạnh kỹ thuật và các chức năng riêng chứ hoàn toàn không dựa trên nội dung trên đó.
Các tính năng làm blog trở nên khác biệt so với các dạng website khác gồm:
nội dung được trình bày theo một trình từ thời gian
nội dung tươờng xuyên cập nhật
người xem có khác năng viết bài phản hồi (comment)
các blogger có thể tương tác thông qua các dạng backlink (chưa phổ biến lắm ở Việt Nam)
nội dung được phân phối thông qua định dạng RSS (các diễn đàn cũng phân phối thông tin thông qua RSS nhưng vẫn không phải là blog).
Một trang web với các đặc tính trên được xem như 1 blog. Đây chỉ là định nghĩa theo hiểu biết của Daniel. Bạn có thể đồng tình hoặc không, vì thế hãy thoải mái đóng góp cho bài viết này thêm phong phú bằng cách viết comment góp ý.
Như đã nói, blog là một hiện tượng xã hội không ngừng biến hoá. Và bản thân internet cũng thay đổi với tốc độ chóng mặt. Vì thế việc đặt ra 1 định nghĩ đúng đắn về blog quả là không tưởng.
Nội dung và chủ đề của “blog”
Nội dung và chủ đề của “blog” thì rất đa dạng, nhưng thông thường là những câu chuyện cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết web, những bài tường thuật, phê bình một bộ phim hay tác phẩm văn học mới xuất bản và cuối cùng là những sự kiện xảy ra trong một nhóm người nào đó.
Trên thế giới, bình quân mỗi giây có 1 trang blog mới ra đời. Cứ mỗi 5 tháng, số lượng blog tăng lên gấp đôi.
Gần đây, giới báo chí truyền thông, nhất là trong lĩnh vực tin học thường nói nhiều về “blog”. Thậm chí, người ta gọi blog là loại hình trang nhà (homepage) của thế kỷ 21. Vậy thực ra “blog” là gì?
Thông thường thì một blog sẽ được thiết kế dựa trên cách tổ chức như sau: những tin mới nhất sẽ nằm trên cùng, để người xem blog dễ theo dõi và cập nhật thông tin. Mỗi “post” (bản tin) sẽ gồm có ba thuộc tính chính: tiêu đề (Tiltle) giống như tựa của mỗi bài báo, cho biết chung về nội dung bản tin, thời điểm gởi bài (Date/Time) cho biết ngày giờ bản tin được gửi hay cập nhật thông tin, và dĩ nhiên không thể thiếu phần nội dung bản tin (Main) nói lên thông tin muốn gửi đến mọi người. Do tính chất cá nhân của blog, nên những ý kiến hay câu chuyện này thường được viết theo kiểu “Theo ý kiến tôi”, hay “Tôi thấy rằng”... Ngoài ra, một phần nữa được xem là một đặc tính của “blog”, đó là “Comment” - mang những thông tin phản hồi từ người đọc tin và dính liền với mỗi bản tin.
Có một câu hỏi được đặt ra là nếu cùng được ai đó tạo ra để đưa thông tin cá nhân lên Internet, và người đọc cũng dùng trình duyệt và cũng phải gõ vào một đường dẫn URL để có thể đọc được chúng, thì đâu là điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ “blog” và “website cá nhân” này?
Điểm khác biệt đầu tiên là “blog” thường thay đổi nội dung nhanh hơn “website cá nhân”, sự thay đổi nội dung của “blog” xảy ra ngay khi có một bản tin mới với ngày cập nhật mới hơn bản tin trên cùng. Còn “website” thì ngược lại, thường được thiết kế theo dạng tĩnh, chậm thay đổi, và việc cập nhật của “website” thường thay đổi cả trang chứ không dựa trên bản tin mới như “blog”.
Thứ hai, dù rằng có rất nhiều công cụ trực quan để tạo web, nhưng người xây dựng và cập nhật web cá nhân vẫn còn phải hiểu biết rất nhiều loại định dạng tập tin và khuôn mẫu. Trong khi đó, rất nhiều máy chủ chứa “blog” cho phép người tạo “blog” cập nhật thông tin trực tuyến mà gần như chẳng phải làm gì cả. Chỉ cần vào trang chủ “blog”, gõ thông tin muốn cập nhật, sau đó bấm vào một nút có dạng như “Public...” hoặc tương tự, và mọi việc hoàn tất.
Điểm khác biệt thứ ba là vấn đề giao tiếp giữa người đưa tin và người đọc tin trong “blog”. Dù có rất nhiều trang web cá nhân vẫn duy trì tính năng ghi sổ lưu niệm (guestbook), thì “blog” khuyến khích cao độ mối giao tiếp giữa người xem tin và người đưa tin dựa trên cùng lúc nhiều công cụ như “Comment”, “trackbacks”, “tag boards”...
Do tính thời sự của “blog”, có khi người ta dùng từ “blog” như một từ chỉ hành động đưa một sự kiện cá nhân nào đó lên Internet, kiểu như: “Đi du lịch cả tháng à? Có gì hay nhớ “blog” lên nhé!”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét