Cô bạn Lisa, một người New York đến Việt Nam làm việc, gần đây than phiền rằng cô rất ngạc nhiên khi ở Việt Nam người ta có thể hút thuốc tại bất kỳ đâu họ muốn.
“Họ đang làm một việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác, nhưng hình như họ chẳng có chút áy náy nào”.
Sau khi nghe ý kiến của Lisa, tôi mày mò tìm hiểu thì được biết ở New York, luật cấm thuốc lá nơi công cộng được thực thi rất nghiêm ngặt, đặc biệt là ở công viên và bãi biển, cũng như các khu vực dành cho người đi bộ. Luật cũng đã cấm hút thuốc tại các không gian trong nhà như quán bar, nhà hàng từ khoảng 13 năm về trước. Những đạo luật ấy không chỉ nhằm giảm bớt tình trạng hút thuốc, mà quan trọng hơn, để bảo vệ những người không hút thuốc.
Thảo nào mà cô bạn của tôi bức xúc đến vậy. Bản thân tôi, một người không hút thuốc, sống trong môi trường chấp nhận khói thuốc một cách hiển nhiên như hiện nay còn cảm thấy phiền lòng, nữa là một người đến từ nơi cấm khói thuốc nghiêm ngặt như Lisa.
Một lần đi ăn cỗ, tôi để ý thấy một nhóm đàn ông rủ nhau hút thuốc trong nhà, dù ngay cạnh đó có một phụ nữ mang bầu. Tôi rất ái ngại cho chị và thực lòng muốn lên tiếng - ít nhất là đề nghị những người đàn ông ấy ra ngoài, nhưng lại không dám. Tôi là người trẻ nhất trong bữa cỗ hôm đó, và tôi ngờ rằng nếu mình lên tiếng thì có thể sẽ bị chỉ trích thiếu lễ độ. Hơn nữa, bản thân người mang bầu lại chẳng hề tỏ ra khó chịu, có thể vì chị không biết rõ tác hại của khói thuốc.
Một lần khác, tôi nhìn thấy trên Facebook tấm ảnh chụp chồng của bạn tôi cùng cậu con trai nhỏ đáng yêu trên cầu thang nhà họ. Tấm ảnh rất đẹp và tôi suýt nữa đã bấm “like” nếu như không nhìn thấy trên tay anh chồng một điếu thuốc đang bốc khói.
Có thể nhiều người cho rằng tôi nghiêm trọng hóa vấn đề, nhưng vấn đề này đúng là… rất nghiêm trọng. Theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), hằng năm có hơn 600.000 người chết do khói thuốc lá thải ra từ người khác, gần 6 triệu người chết vì hút thuốc. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng âm thầm của khói thuốc mà người ta chưa đo đếm được.
Ở Việt Nam, tình hình này đang ở mức báo động khi 47,4% nam giới hút thuốc, trong khi với phụ nữ tỷ lệ này là 1,5% (cũng theo số liệu của WHO). Như vậy, có rất nhiều phụ nữ, như tôi, đang phải chịu đựng khói thuốc từ người khác một cách không mong muốn. Chính phủ đã có một đạo luật ban hành năm 2012 trong đó cấm hút thuốc trong môi trường công sở, cơ sở y tế, giáo dục, nhà ga, sân bay và các khu vực công cộng trong nhà. Điều 13 của đạo luật này quy định rõ, người hút thuốc lá không được hút trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, và người cao tuổi, đồng thời phải giữ vệ sinh chung bằng cách bỏ tàn, mẩu thuốc đúng nơi quy định.
Thế nhưng, tôi nhận thấy nhiều người không biết và không quan tâm đến những luật lệ trên. Bằng chứng là họ vẫn hút thuốc trong nhà có trẻ nhỏ, một số thậm chí vừa lái xe, vừa hút và ném tàn thuốc ra đường khi “xong việc”.
Tôi không dám kêu gọi những người hút thuốc lá cai nghiện, vì tôi biết để từ bỏ một thói quen là điều rất khó khăn. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng mình phải cố gắng tôn trọng lựa chọn của người khác, ngay cả khi lựa chọn đó có hại với họ. Nhưng tôi rất mong những người hút thuốc, trước khi châm lửa, cũng tôn trọng cảm giác của người khác để tìm một nơi phù hợp, thay vì hút ở mọi lúc, mọi nơi.
Mới đây, tôi nhìn thấy tấm biển: “Không hút thuốc ở trong quán, quý khách có nhu cầu vui lòng ra ban công” khi đến một quán cà phê trên đường Hàng Vôi. Tôi bất chợt thấy vui, dù biết rằng, ở Hà Nội, không phải quán cà phê nào cũng có quy định này. Nhưng tôi nghĩ, hy vọng về sự thay đổi một thói quen khó bỏ, có thể bắt đầu từ một hành động thiết thực như thế.
Sau khi nghe ý kiến của Lisa, tôi mày mò tìm hiểu thì được biết ở New York, luật cấm thuốc lá nơi công cộng được thực thi rất nghiêm ngặt, đặc biệt là ở công viên và bãi biển, cũng như các khu vực dành cho người đi bộ. Luật cũng đã cấm hút thuốc tại các không gian trong nhà như quán bar, nhà hàng từ khoảng 13 năm về trước. Những đạo luật ấy không chỉ nhằm giảm bớt tình trạng hút thuốc, mà quan trọng hơn, để bảo vệ những người không hút thuốc.
Thảo nào mà cô bạn của tôi bức xúc đến vậy. Bản thân tôi, một người không hút thuốc, sống trong môi trường chấp nhận khói thuốc một cách hiển nhiên như hiện nay còn cảm thấy phiền lòng, nữa là một người đến từ nơi cấm khói thuốc nghiêm ngặt như Lisa.
Một lần đi ăn cỗ, tôi để ý thấy một nhóm đàn ông rủ nhau hút thuốc trong nhà, dù ngay cạnh đó có một phụ nữ mang bầu. Tôi rất ái ngại cho chị và thực lòng muốn lên tiếng - ít nhất là đề nghị những người đàn ông ấy ra ngoài, nhưng lại không dám. Tôi là người trẻ nhất trong bữa cỗ hôm đó, và tôi ngờ rằng nếu mình lên tiếng thì có thể sẽ bị chỉ trích thiếu lễ độ. Hơn nữa, bản thân người mang bầu lại chẳng hề tỏ ra khó chịu, có thể vì chị không biết rõ tác hại của khói thuốc.
Một lần khác, tôi nhìn thấy trên Facebook tấm ảnh chụp chồng của bạn tôi cùng cậu con trai nhỏ đáng yêu trên cầu thang nhà họ. Tấm ảnh rất đẹp và tôi suýt nữa đã bấm “like” nếu như không nhìn thấy trên tay anh chồng một điếu thuốc đang bốc khói.
Có thể nhiều người cho rằng tôi nghiêm trọng hóa vấn đề, nhưng vấn đề này đúng là… rất nghiêm trọng. Theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), hằng năm có hơn 600.000 người chết do khói thuốc lá thải ra từ người khác, gần 6 triệu người chết vì hút thuốc. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng âm thầm của khói thuốc mà người ta chưa đo đếm được.
Ở Việt Nam, tình hình này đang ở mức báo động khi 47,4% nam giới hút thuốc, trong khi với phụ nữ tỷ lệ này là 1,5% (cũng theo số liệu của WHO). Như vậy, có rất nhiều phụ nữ, như tôi, đang phải chịu đựng khói thuốc từ người khác một cách không mong muốn. Chính phủ đã có một đạo luật ban hành năm 2012 trong đó cấm hút thuốc trong môi trường công sở, cơ sở y tế, giáo dục, nhà ga, sân bay và các khu vực công cộng trong nhà. Điều 13 của đạo luật này quy định rõ, người hút thuốc lá không được hút trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, và người cao tuổi, đồng thời phải giữ vệ sinh chung bằng cách bỏ tàn, mẩu thuốc đúng nơi quy định.
Thế nhưng, tôi nhận thấy nhiều người không biết và không quan tâm đến những luật lệ trên. Bằng chứng là họ vẫn hút thuốc trong nhà có trẻ nhỏ, một số thậm chí vừa lái xe, vừa hút và ném tàn thuốc ra đường khi “xong việc”.
Tôi không dám kêu gọi những người hút thuốc lá cai nghiện, vì tôi biết để từ bỏ một thói quen là điều rất khó khăn. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng mình phải cố gắng tôn trọng lựa chọn của người khác, ngay cả khi lựa chọn đó có hại với họ. Nhưng tôi rất mong những người hút thuốc, trước khi châm lửa, cũng tôn trọng cảm giác của người khác để tìm một nơi phù hợp, thay vì hút ở mọi lúc, mọi nơi.
Mới đây, tôi nhìn thấy tấm biển: “Không hút thuốc ở trong quán, quý khách có nhu cầu vui lòng ra ban công” khi đến một quán cà phê trên đường Hàng Vôi. Tôi bất chợt thấy vui, dù biết rằng, ở Hà Nội, không phải quán cà phê nào cũng có quy định này. Nhưng tôi nghĩ, hy vọng về sự thay đổi một thói quen khó bỏ, có thể bắt đầu từ một hành động thiết thực như thế.
MINH THI (VNEXPRESS)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét